
Một câu thành ngữ nổi bật của các doanh nghiệp Nhật Bản là: “Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu”, nó được hiểu là nếu bạn muốn thành công, bạn phải biết sống với lòng biết ơn, và thể hiện sự tôn trọng. Người làm kinh doanh Nhật cũng luôn quan niệm rằng người giỏi là người lãnh đạo người tài, một người lãnh đạo thành công là người biết đứng trên lập trường của nhân viên, thấu hiểu họ, giúp họ phát huy năng lực nội tại và luôn suy nghĩ ích lợi của họ.
Câu chuyện kinh doanh cũng như sống phải đúng đạo làm người được ông Inamori Kazuo – vị doanh nhân của Nhật Bản truyền lửa đã khiến hàng ngàn người kinh doanh, bạn trẻ khởi nghiệp năm châu học theo.
Là nhà kinh doanh đồng thời là người sáng lập hãng Kyocera. Ông cũng là cựu CEO của hãng hàng không Japan Airlines, người đã cứu hãng hàng không này khi nó đang đứng trên bờ vực phá sản. Ông chính là một trong những lý do đã làm nên sự tái sinh ngoạn mục của JAL.
Từ tình trạng nợ nần chồng chất và việc kinh doanh đang trên bờ phá sản, sau khi JAL mời được Inamori lãnh đạo và dẫn dắt trong vòng chỉ 2 năm 8 tháng, JAL đã có thể hoạt động trở lại. Khả năng phi thường đó đã được truyền đi rộng rãi khắp nước Nhật Bản và khiến số lượng doanh nhân muốn học tập “phong cách kinh doanh Inamori” tăng vọt.

Ai trong chúng ta cũng thừa nhận, thay đổi sẽ đồng nghĩa với đi lên dù ở bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống. Tuy nhiên, thay đổi lại không hề dễ dàng đối với bất kỳ ai, đặc biệt là thay đổi chính mình. Một câu hỏi được đặt ra là “Làm thế nào để thay đổi đây?”, thì thật không dễ có câu trả lời.
Trong kinh doanh, khi người chủ bị mặc kẹt, lúng túng không biết xứ lý một việc gì đó như thế nào, có một nguyên tắc bất di bất dịch, cũng là câu hỏi tuyệt đối người làm kinh doanh không được phép quên đó là “Bản chất của người chủ doanh nghiệp là gì?”
Sứ mệnh của người làm kinh doanh rốt cuộc là gì? Là tăng lợi nhuận? Khiến cho việc kinh doanh của mình kéo dài mãi mãi? Đương nhiên, đây đều là những mục tiêu quan trọng mà bất cứ ai làm kinh doanh đều hướng đến, tuy nhiên phải làm điều đó như thế nào cho đúng?

Khi JAL thuộc sở hữu nhà nước và được cách ly khỏi những áp lực trong thế giới thực bởi “người đỡ đầu” chính phủ, công ty đã hình thành một số thói quen xấu theo kiểu “bao cấp”. Vì thế sau khi tư nhân hóa, JAL thiếu bản năng sinh tồn trong thị trường mở và kinh nghiệm cần thiết để xử lý tình trạng hỗn loạn bất ngờ.
Sự kiện JAL phá sản vào năm 2010 là vụ phá sản lớn nhất ở Nhật Bản ngoài ngành tài chính. Tuy nhiên, sau khi Inamori Kazuo trở thành CEO và Chủ tịch của Japan Airlines, dù không có kinh nghiệm trong ngành hàng không, nhưng ông đã thực hiện “một phép màu” khi biến JAL thành hãng hàng không có lợi nhuận cao nhất thế giới chỉ trong vòng 2 năm chỉ đơn giản với yếu tố thay đổi con người trước tiên.
Kazuo Inamori vốn là nhà sáng lập, vị Chủ tịch đầy uy tín của hãng gốm kỹ thuật và thiết bị điện tử Kyocera. Ông có tiếng là người thách thức các hoạt động kinh doanh thông thường và đặt yếu tố con người lên trước lợi nhuận.
Thay đổi văn hóa để công ty phát triển trở lại
Sau khi nhận chèo lái JAL, Việc Inamori đã ưu tiên hàng đầu là mạnh tay thay đổi văn hóa của doanh nghiệp này đến tận gốc rễ. Ông Hideo Seto, cựu Chủ tịch ETIC, cơ quan được ủy thác tổ chức lại JAL, cho biết ưu tiên hàng đầu và quan trọng nhất của CEO Inamori là phúc lợi cho nhân viên, và đây cũng là triết lý quản lý của ông, dựa trên ý tưởng nhân viên làm hết sức thì kết quả là họ đóng góp hiệu quả hơn cho công ty và xã hội.
Để khắc phục các vấn đề của JAL, ông Inamori sử dụng hệ thống quản lý Amoeba mà ông đã áp dụng ở công ty Kyocera của mình. “Hệ thống phân quyền không phân việc”. Lực lượng lao động của hãng hàng không được chia thành các đơn vị nhỏ, mỗi đơn vị có một nhà lãnh đạo được cấp một mức độ tự do nhất định trong việc ra quyết định, khác với với truyền thống Nhật Bản là các quyết định luôn được đưa từ trên xuống.

Khách hàng thân mến của MyESALON,
Dù là lãnh đạo một doanh nghiệp lớn như JAL hay một tiệm Nail nhỏ, thì vai trò người “đầu tầu” vẫn luôn quan trọng, quyết định sự thành bại của chính nơi đó. Vai trò đó được thể hiện trong các nhiệm vụ chính của người lãnh đạo như sau: Mục đích của doanh nghiệp là gì? Làm thế nào để có thể khuyển khích, huy động, sử dụng tối ưu các nguồn lực để đạt được mục đích đó?
Để hoàn thành nhiệm vụ trên đòi hỏi người lãnh đạo không chỉ cần có trình độ trong chuyên môn công việc, nhưng rất cần đó chính là kỹ năng trong công tác quản lý con người. Đây luôn là nhiệm vụ khó nhất nhưng cũng là yếu tố đem đến thành công nhanh nhất khi người lãnh đạo có thể thúc đẩy mọi người trong bộ máy cùng tham gia tích cực vào mọi hoạt động của tổ chức.
Kỹ năng làm việc với con người của người lãnh đạo chính là cách thức động viên thúc đẩy năng lực hợp tác, khả năng làm việc trong một tập thể, khả năng tạo ra một môi trường trong đó mọi người cảm thấy an toàn và dễ dàng bày tỏ chính kiến của mình.
Một cuộc khảo sát gần đây của BNET với câu hỏi, “Điều gì thúc đẩy bạn làm việc?” Kết quả cho thấy làm điều gì đó có ý nghĩa lại luôn quan trọng hơn tiền bạc đối với các nhân viên. Hầu hết những người được hỏi cho biết rằng làm điều có ý nghĩa là động lực thúc đẩy nhất trong công việc của họ, trong khi tiền bạc chỉ chiếm có 25%.

Vì vậy, cách đầu tiên để khuyến khích nhân viên của bạn là làm cho họ cảm thấy rằng họ được công nhận, những điều họ làm rất có ý nghĩa với doanh nghiệp. Từ đó họ sẽ có động lực để cố gắng đạt mục tiêu về doanh số, về chăm sóc khách hàng tốt. Muốn có được sự cố gắng của nhân viên thì những người chủ, người lãnh đạo cũng cần phải tôn trọng, tin tưởng và trao quyền cho họ nữa.
Hầu hết con người có lòng tự trọng tương đối mong manh. Nếu bạn không tin tưởng nhân viên, không nghĩ rằng họ có thể làm tốt, họ sẽ không phát huy hết khả năng của mình. Bạn phải có niềm tin vào họ. Bạn không thể chỉ nói rằng bạn có niềm tin, nhưng cần phải xây dựng bầu không khí tin cậy, nâng cao sự tự tin trong họ bằng việc trao quyền và tin tưởng họ, khuyến khích họ đưa ra quyết định và tôn trọng, lắng nghe và quan tâm đến họ. Việc này đôi khi là một thách thức cho bất kì người quản lý nào. Vậy nên, để có thể làm được điều đó, đòi hỏi bản thân người lãnh đạo phải nỗ lực học hỏi và phấn đấu rất nhiều.
Đó cũng chính là sự thành công của Inamori. Với quan niệm cứ sống “đúng với đạo làm người”, Inamori đã điều hành doanh nghiệp theo nguyên tắc từng thành viên của tổ chức hạnh phúc thì doanh nghiệp sẽ tăng trưởng.
Khi nhân sự và lãnh đạo sống với nhau chân thành, quan tâm và thấu hiểu lẫn nhau thì dù gặp khó khăn họ cũng sẽ cùng nhau đương đầu để vượt qua. Tôn trọng, tin cậy, luôn nỗ lực rèn luyện khả năng biết lắng nghe, không tự phụ, tiêu cực hay than vãn chính là những điều cần có để đem đến sự thành công trong bất cứ tập thể nào.

Thông thường người ta cho rằng người làm giỏi nhất là người có khả năng lãnh đạo, ấy thế nhưng điều này lại luôn không đúng. Vì để bất kỳ tập thể nào đạt được thành công vượt trội đều cần mỗi con người ở mọi vị trí làm tốt vai trò của chính mình.
Trên thực tế, không có ai là “lãnh đạo duy nhất” trong một đội ngũ, điều quan trọng là bạn có khả năng dẫn dắt và giúp người khác tự lãnh đạo chính con người của họ, biết cách sống và tự vận hành, chủ động trong công việc hay không.
“Lãnh đạo thiếu tin tưởng nhân viên thường tạo ra môi trường làm việc nhiều hạn chế, khiến nhân viên mệt mỏi, căng thẳng và không thể làm tốt nhất khả năng bản thân cho phép….Nếu bạn muốn thu hút và giữ nhân viên giỏi, hãy tin tưởng, hướng dẫn, hỗ trợ và để họ tỏa sáng.” –
– Ashley Cox, Chuyên gia phát triển lãnh đạo, Sáng lập viên của SproutHR
Hãy trở thành người lãnh đạo sáng suốt, dẫn dắt đội nhóm của mình đến mục tiêu tốt đẹp nhất các anh chị chủ tiệm nhé. Không chỉ là mục tiêu của những con số income, nhưng còn là mục tiêu về môi trường làm việc yêu thương, về hạnh phúc sống trong mỗi người nhân viên dưới mình nữa. Đó mới chính là sự thành công tuyệt vời nhất mà MyESALON mong muốn các khách hàng của mình sẽ được trải nghiệm mỗi ngày,
Myesalon.com – 703-883-7677.
support@myesalon.com